SỞ Y TẾ HÀ NAM
TTYT HUYỆN BÌNH LỤC
Số 04 /KH-TTYT
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
![]()
Bình Lục, ngày 04 tháng 01 năm 2019
|
KẾ HOẠCH
PHÒNG,CHỐNG DỊCH BỆNH NĂM 2019
Bình Lục là một huyện đồng bằng châu thổ sông hồng có diện tích là 147 km2, phía Bắc giáp huyện Lý Nhân, phía Đông giáp tỉnh Nam Định, phía tây giáp với huyện Thanh Liêm với dân số là 155.360. trong những năm qua tình hình dịch tễ, các bệnh truyền nhiễm của tỉnh nói chung và của huyện nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp, do sự biếnđổi khí hậu và sự giao lưu văn hóa, kinh tế đã làm cho các bệnh dịch dễ lây lan và phát triển. Đặc biệt là một số bệnh dịch nguy hiểm như: Sốt xuất huyết, Cúm A(H5N1), Tay chân miệng, Liên cầu lợn, Sởi, Rubella, dịch tiêu chảy cấp và gần đây một số dịch bệnh đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp.
Thực hiện chức năng nhiệm vụ về y tế dự phòng, Trung Tâm y tế huyện Bình Lục xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh năm 2019 như sau:
I. MỤC TIÊU:
1.1 Mục tiêu chung:
Phát hiện sớm, khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra; giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm; xã hội hóa công tác phòng, chống dịch.
1.2 Mục tiêu cụ thể:
1.2.1. Tăng cường công tác chỉ đạo phòng chống dịch của huyện, kiện toàn ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp; tăng cường trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
1.2.2. Đảm bảo giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm và đáp ứng nhanh, xử lý triệt để các ổ dịch, giảm số mắc và không để tử vong do dịch; thu dung cấp cứu, điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm nhằm giảm biến chứng và không để tử vong.
1.2.3. Tăng cường công tác truyền thông đặc biệt là truyền thông nguy cơ nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác phòng, chống dịch bệnh.
1.2.4. Tăng cường hiệu quả phối hợp liên ngành, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, kiểm tra giám sát các hoạt động tại địa phương.
1.2.5. Đảm bảo đủ kinh phí thuốc, vật tư hóa chất, máy phun đáp ứng kịp thời công tác phòng, chống dịch bệnh.
II. CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Công tác tổ chức, quản lý, chỉ đạo
Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh. Căn cứ vào diễn biến tình hình dịch để ban hành các văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống các bệnh dịch kịp thời.
Ban chỉ đạo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất giao ban, kiểm tra, đánh giá công tác sẵn sàng phòng, chống dịch của các đơn vị trong ngành. Thành lập các đoàn liên ngành Y tếvà Nông nghiệp, Y tế và Giáo dục, Y tế và Công Thương phối hợp kiểm tra công tác phòng,chống dịch cúm A(H5N1), cúm A(H7N9) trên gia cầm, trên người và dịch bệnh tay chân miệng trong các nhà trường,tình hình dịch bệnh tại các doanh nghiệp trên địa bàn toàn huyện.
- Chỉ đạo các khoa,phòng trong đơn vị chuẩn bị một số thuốc, vật tư, hóa chất, kinh phí, trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh cụ thể như sau:
+ Phòng tổ chức - hành chính - Quản trị tham mưu cho Ban chỉđạo thành lập đội cấp cứu lưu động, đội chống dịch lưu động và chuẩn bị xe cứu thương, cáng, chuẩn bị kinh phí, hậu cần, và điều tiết cán bộ khi có dịch xẩy ra.
+ Phòng kế hoạch ngiệp vụ xây dựng kế hoạch và phối hợp với Phòng tổ chức - hành chính - Quản trị phân công nhiệm vụ cho từng thành viên đội cấp cứu lưu động, đội chống dịch lưu động và lên lịch trực 24/24h khi có dịch bệnh xẩy ra phải đảm bảo tốt được phương châm 4 tại chỗ là: ( Chỉ huy tại chỗ, Lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ)
+ Khoa kiểm soát bệnh tật và phòng chống HIV/AIDS phối hợp với Khoa Y tế công cộng và Khoa vệ sinh an toàn thực phẩm chuẩn bị máy phun hóa chất, trang phục chống dịch và cơ số thuốc phòng chống dịch để khử khuẩn, khử trùng vệ sinh môi trường và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm khi có dịch xẩy ra.
+ Khoa dược hấp xấy chuẩn bị cơ số thuốc cấp cứu, bông băng cồn gạc và các trang thiết bị khác để sãn sàng cung ứng khi có dịch bệnh xẩy ra.
+ Các khoa thuộc khối điều trị chuẩn bị tốt về nhân lực và cơ số thuốc cấp cứu, buồng bệnh, giường bệnh sẵn sàng thu dung, điều trị người bệnh khi có dịch bệnh xẩy ra.
+ Phòng truyền thông phối hợp với các khoa phòng viết các bài tuyên truyền với các nội dung hình thức khác nhau theo từng vụ dịch phát trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
- Chỉ đạo các trạm Y tế xã, thị trấn tham mưu với Đảng ủy, chính quyền địa phương kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh và xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh cụ thể, sát thực với địa phương. Chuẩn bị đầy đủ nhân lực, kinh phí, cơ sở hạ tầng, thuốc,phương tiện cấp cứu khi có dịch bệnh sẩy ra.
Củng cố và kiện toàn đội chống dịch cơ động, đội điều trị lưu động tại đơn vị ngay từ đầu năm; kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở, mạng lưới cộng tác viên trực tiếp tham gia hướng dẫn người dân các biện pháp phòng chống các dịch bệnh tại địa phương, nhất là những nơi có ổ dịch cũ và vùng có nguy cơ cao.
Tăng cường xã hội hóa công tác phòng,chống dịch bệnh truyền nhiễm, huy động các tổ chức chính trị xã hội và người dân cùng với cơ quan quản lý nhằm phát huy được hiệu quả cao nhất.
Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, vật tư, hóa chất, thuốc,kinh phí phục vụ cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên địabàn.
Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh theo mùa,theo đặc điểm dịch tễ gây dịch của từng loại bệnh dịch.
2. Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe:
- Viết bài tuyên truyền đưa tin trên hệ thống truyền thanh huyện, xã. Phối hợp với các Ban, ngành, đoàn thể để tuyên truyền lồng ghép trong các cuộc họp, cuộc giao ban, hội nghị.
- Tổ chức tuyên truyền thường xuyên theo nhóm nhỏ tại các cụm dân cư. Đặc biệt quan tâm đến các hộ có chăn nuôi nhiều gia súc,gia cầm.
- Tuyền thông dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: tờ rơi tuyên truyền, khẩu hiệu đường, panô, áp phích, tranh lật, sách mỏng…
- Vận động nhân dân tích cực tham gia công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm để làm hạn chế vi sinh vật, kí sinh trùng, côn trùng phát triển.
- Hướng dẫn nhân dân cách phòng, chống say nóng, say nắng và cách xử trí ban đầu.
- Tập chung tuyên truyền đặc điểm dịch tễ của các bệnh truyền nhiễm, nguy cơ lây truyền, biểu hiện bệnh,chăm sóc, điều trị và các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
3. Công tác giám sát:
- Phối hợp với phòng Y tế huyện chỉ đạo các xã,thị trấn và các thầy thuốc tư nhân thực hiện tốt công tác giám sát dịch tễ. Phát hiện sớm các ca bệnh đầu tiên, đặc biệt quan tâm đến các đối tượng đi làm ăn xa khi trở về địa phương, nơi có ổ dịch cũ và các vùng có nguy cơ cao để có biện pháp xử lý kịp thời không để lây lan thành dịch và xảy ra tử vong do dịch.
- Phân công cán bộ thường xuyên giám sát dịch tễ và các ổ dịch cũ tại cộng đồng và tại TTYT khi có dịch bệnh xảy ra.
- Giám sát qua hệ thống báo cáo hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.
- Tổ chức giám sát véc tơ định kì theo tháng,theo mùa vụ và đặc điểm gây bệnh của từng loại dịch bệnh.
- Giám sát các yếu tố lây truyền với các bệnh truyền nhiễm gây dịch qua đường tiêu hóa như: Thương hàn, tả, lỵ.
4. Công tác phòng, chống:
- Áp dụng các biện pháp phòng tránh lây nhiễm chéo dịch bệnh trong khu điều trị và trong cộng đồng có hiệu quả.
- Tổ chức tốt các chiến dịch vệ sinh phòng bệnh tại cộng đồng, phun hóa chất chủ động phòng, chống dịch tại các vùng có nguy cơ cao khi cần thiết.
- Vận động nhân dân làm sạch môi trường như: thu gom rác thải, các dụng cụ phế thải làm hạn chế vi sinh vật, côn trùng phát triển.
- Khuyến cáo tới nhân dân việc rửa tay bằng xà phòng và thực hiện ăn chín, uống sôi, vệ sinh cá nhân hàng ngày để phòng, chống dịch bệnh.
- Thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng, thường xuyên rà soát các đối tượng và tổ chức tiêm vét các loại vắc xin trong tiêm chủng mở rộng đảm bảo tỷ lệ tiêm các loại vắcxin trong tiêm chủng mở rộng và các đợt chiến dịch đạt trên 99%. quy mô xã, Thị trấn.
5. Kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch:
- Chi cho công tác điều tra, giám sát.
- Chi công chống dịch.
- Chi cho công tác trực dịch.
- Chi mua vật tư, thuốc, hóa chất phòng chống dịch.
- Chi cho lớp tập huấn về công tác phòng chống dịch và in tài tiệu tuyên truyền.
(Tùy thuộc vào tính chất và mức độ của từng vụ dịch để xây dựng kế hoạch cụ thể).
6. Vật tư, hóa chất phục vụ phòng, chống dịch:
(Vật tư,thuốc, hóa chất, trang thiết bị phòng chống dịch có danh mục kèm theo).
7. Công tác giao ban báo cáo:
-Thực hiện báo cáo bằng phần mềm theo thông tư 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ y tế quy định.
- Định kỳ báo cáo dịch vào ngày mùng 02 hàng tháng qua buổi giao ban tram trưởng, ngày 10 hàng tháng qua buổi họp chuyên khoa và thực hiện giao ban theo cum, miền vào thứ 5 hàng tuần.
- Báo cáo đột xuất khi có ca bệnh nghi ngờ theo quy định báo cáo dịch ( y tế thôn – trạm y tế - Trung Tâm Y tế huyện Bình Lục)hoặc trực tiếp về TTYT theo số điện thoại: 0226.3860.226 – 0226.3711.214; DĐ:0912.138.096 – 083.873.2366
8. Đề xuất kiến nghị:
- Cung cấp đầy đủ vật tư, trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho y tế cơ sở kiến thức về công tác phòng, chống dịch bệnh.
Nơi nhân:
- Sở y tế
- TTKSBT tỉnh B/c
- UBND huyện
- Phòng y tế (p/h)
- Phòng TC-HC;
- Phòng KHNV;
- Khoa Dược; T/h
- Khoa KSBT;
- Các TYT xã, thị trấn;
- Lưu VT, Khoa KSBT.
|
GIÁM ĐỐC
Nguyễn Xuân Sỹ
|
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN BÌNH LỤC
DANH MỤC
THUỐC, HÓA CHẤT, TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH
(Đi kèm kế hoạch số:…/KH-TTYT ngày …/…/2019)
STT
|
Tên vật tư, hóa chất
|
ĐVT
|
Số lượng
|
Ghi chú
|
Khoa KSBT & PC HIV/AIDS chuẩn bị
|
1.
|
Cloramin 25%
|
Kg
|
50
|
|
2.
|
Pecmethrin 50 EC
|
Lít
|
05
|
|
3.
|
Hantox
|
Lít
|
05
|
|
4.
|
Quần áo chống dịch
|
Bộ
|
50
|
|
5.
|
Khẩu trang
|
Chiếc
|
100
|
|
6.
|
Ủng cao su
|
Đôi
|
20
|
|
7.
|
Zen sát khuẩn
|
Chai
|
05
|
|
8.
|
Máy phun hóa chất
|
Chiếc
|
02
|
|
Khoa Dược chuẩn bị
|
9.
|
Găng tay cao su
|
Đôi
|
100
|
|
10.
|
Nước súc miệng TB 500ml
|
Chai
|
50
|
|
11.
|
Amocyclin 500mg
|
Vỉ
|
50
|
|
12.
|
Paracetamol 500mg
|
Vỉ
|
50
|
|
13.
|
Biseptol 480mg
|
Vỉ
|
20
|
|
14.
|
Ringer lactaced
|
Chai
|
100
|
|
15.
|
Glucoga 5%
|
Chai
|
100
|
|
16.
|
DEP
|
Lọ
|
50
|
|
17.
|
Mỡ Tetacyclin 3%
|
Tuýp
|
50
|
|
18.
|
Cortibios
|
Tuýp
|
50
|
|
19.
|
Bông
|
kg
|
02
|
|
20.
|
Gạc
|
Túi
|
50
|
|
21
|
Băng cuộn
|
Cuộn
|
50
|
|
Phòng Tổ chức, hành chính chuẩn bị
|
22
|
Cáng
|
Chiếc
|
02
|
|
23
|
Nẹp các loại
|
Bộ
|
02
|
|
24
|
Xe cứu thương
|
Chiếc
|
02
|
|