HƯỞNG ỨNG NGÀY VỆ SINH YÊU NƯỚC NÂNG CAO SỨC KHỎE NHÂN DÂN

 

Cách đây 66 năm, ngày 02/7/1958 Bác Hồ đã viết bài Vệ sinh yêu nước trên báo Nhân dân, trong bài viết Bác đã nhắc nhở: “ Mọi người từ già đến trẻ, trai gái đã là người yêu nước phải quan tâm đến vấn đề vệ sinh, giữ gìn sức khỏe”.7 năm sau, khi Bác Hồ về thăm tỉnh Hải Dương, Người đã đến huyện Nam Sách để thăm hỏi và nói chuyện với đồng bào về công tác vệ sinh phòng bệnh. Tại đây, Bác đã đưa vấn đề vệ sinh phòng bệnh vào phong trào "Vệ sinh yêu nước".

Hưởng ứng lời kêu gọi vệ sinh yêu nước, ngày 19/6/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 730/QĐ-TTg lấy ngày 02/7 hàng năm là Ngày vệ sinh yêu nước. Ngày 01/7/2012 tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc xã Nam Chính, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã phát động phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân trên phạm vi toàn quốc.

Việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng phong trào "Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân" và lấy ngày 2.7 hàng năm là Ngày "Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân" là việc làm ý nghĩa để mỗi người dân chúng ta cùng tham gia các hoạt động cộng đồng, nhằm phòng, chống dịch bệnh, cải thiện môi trường sống, góp phần chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình mình.

Năm 2024, chủ đề Ngày Vệ sinh yêu nước là “ Sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ  sinh góp phần xây dựng nông thôn mới. Từ chủ đề trên cho thấy phong trào Ngày vệ sinh yêu nước gắn liền với các tiêu chí nông thôn mới như: Trên 95% hộ sử dụng nước hợp vệ  sinh và trên 65% sử dụng nước sạch. Tỷ lế hộ có nhà tiêu tiêu hợp vệ sinh và đảm bảo sạch  phải trên 90%. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường  trên 80%. Trên 90% rác thải sinh hoạt và 100% chất thải y tế được thu gom và xử lý hợp vệ sinh.

Để triển khai tốt các hoạt động về vệ sinh phòng bệnh, ngay từ những năm 66 của  thế kỷ trước, Bác Hồ cũng đã quán triệt việc phát động phong trào phải được tuyên truyền  sâu rộng trong nhân dân và dựa vào dân để thực hiện. Trong các năm qua, tại huyện Bình Lục thông qua việc triển khai các phong trào vệ sinh phòng bệnh gắn trong hoạt động Ngày vệ sinh yêu nước và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Phong trào chung tay xây dựng nông thôn mới. Tình hình dịch bệnh ổn định, không có dịch lớn và tử vong do bệnh dịch gây ra trong nhiều năm nay.

Để triển khai có hiệu quả và duy trì bền vững các phong trào vệ sinh phòng bệnh, ngành y tế Bình Lục:

+ Chủ động tham mưu xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động và đề xuất các giải pháp để thông qua cấp uỷ, chính quyền chỉ đạo tổ chức thực hiện.

+ Vận động sự phối hợp của các ngành, đoàn thể trong việc triển khai và duy trì các hoạt động. Kế hoạch hoạch thực hiện phải xuất phát từ nhu cầu và điều kiện thực tế tại địa phương,

+ Huy động các nguồn lực từ địa phương và sự hỗ trợ bên ngoài để tăng tính hiệu quả. Tăng cường giám sát, đánh giá, sơ tổng kết để phát huy hiệu quả và nhân rộng phong trào.


Việc triển khai phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân trong giai  đoạn hiện nay không những rất cần thiết mà cần được duy trì thành một hoạt động thường xuyên, hàng ngày ở mọi lúc, mọi nơi và trở thành tiêu chuẩn rèn luyện phấn đấu của mỗi  người trong việc giữ gìn bảo vệ sức khoẻ cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. Trong đó  xác định vai trò vận động tuyên truyền là then chốt, tuy nhiên muốn huy động được cộng  đồng tham gia thì cần phải có chương trình, hoạt động cụ thể với vai trò tiên phong gương  mẫu hàng đầu của chính quyền và các ngành các cấp.

Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân muốn đạt được kết quả tốt  trước hết phải xuất phát từ nhân dân, dựa vào nhân dân và nhân dân thực hiện có như vậy  mới thực hiện mang lại hiệu quả và duy trì bền vững. Bác Hồ đã nói “ Mọi người từ già trẻ,  trai gái đã là người yêu nước đều phải quan tâm đến vấn đề vệ sinh, giữ gìn sức khoẻ”. Trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng Bác nói: giữ gìn vệ sinh thật tốt.

Thực tế để phong trào hiệu quả và duy trì phải xuất phát từ nhu cầu của người dân,  những vấn đề đang tác động đến sức khoẻ của mọi người từ đó thu hút được sự quan tâm  của cộng đồng. Hiện nay đang chuẩn bị bước vào cao điểm của bệnh sốt xuất huyết và  bệnh tay chân miệng vì vậy việc vận động thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh diệt  muỗi, diệt lăng quăng phòng chống bệnh sốt xuất huyết và rữa tay sạch bằng xà phòng là  việc cần thiết. Thông qua các hoạt động của ngày Vệ sinh yêu nước để làm thay đổi thái độ  hành vi, thói quen của người dân qua đó góp phần nâng cao ý thức vệ sinh môi trường,  thay đổi các thói quen vệ sinh kém thực hiện các hành vi có lợi cho sức khoẻ.

Phát động Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân hôm nay rất có  ý nghĩa, nhưng để vận dụng vào cuộc sống trong việc chăm sóc sức khỏe và cải thiện điều  kiện sống cho người dân trong giai đoạn hiện nay thì vấn đề gì cần quan tâm. Qua công tác  kiểm tra cho thấy việc triển khai các biện pháp phòng bệnh tuy được nâng lên và có duy  trì. Tuy nhiên trước tình hình biền  

đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, biến động dân số, ý thức phòng bệnh thì việc duy trì các biện pháp phòng bệnh nâng cao sức khoẻ tại hộ gia đình là rất quan trọng. Ô nhiễm đã tác động trực tiếp đến sức khoẻ của mỗi người dân. Bởi nhiều nguyên nhân của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, sự gia tăng dân số, song quan trọng nhất vẫn là ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường của mọi người chúng  ta. Hưởng ứng phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân trong thời điểm  hiện nay, chính vì sức khỏe, hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình, vì sự phát triển bền  vững của đất nước. /.

Thông tin mới nhất
Đăng nhập